Bài 24: Nghiện điện thoại thông minh ở sinh viên khoa Y tế công cộng Đại học Y Dược thànhphố Hồ Chí Minh năm 2024
DOI:
https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.3.24Từ khóa:
Sinh viên, Nghiện điện thoại thông minh, SAS – SV.Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh (ĐTTM) và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tế Công cộng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) năm 2024.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 435 sinh viên chính quy đang theo học tại khoa Y tế Công cộng ĐHYD TPHCM năm 2024. Công cụ thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi tự điền có 31 câu hỏi gồm 5 phần: phiếu sàng lọc thông tin, các đặc điểm cá nhân sinh viên, các đặc điểm gia đình sinh viên, các yếu tố thói quen của sinh viên, thang đo SAS - SV đo lường nghiện ĐTTM. Hồi quy Poisson đa biến được dùng để xác định mối liên quan giữa nghiện ĐTTM với các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tế Công cộng.
Kết quả: Tỷ lệ sinh viên nghiện ĐTTM là 55,9% trong đó sinh viên năm 3 có nghiện ĐTTM chiếm tỷ lệ cao nhất (69,2%). Tỷ lệ sinh viên nghiện ĐTTM ở nhóm có áp lực gia đình là 59,3%. Tỷ lệ sinh viên nghiện ĐTTM ở nhóm mức độ vận động thể lực không nhiều chiếm 60,9%. Những sinh viên năm 3 có tỷ lệ nghiện ĐTTM cao hơn so với những sinh viên năm 1 (PR = 1,30, KTC 95%: 1,05 - 1,60). Những sinh viên có chịu áp lực từ gia đình thì tỷ lệ nghiện ĐTTM cao hơn so với những sinh viên không chịu áp lực từ gia đình (PR = 1,24, KTC 95%: 1,02 – 1,52). Những sinh viên vận động thể lực với mức độ không nhiều thì tỷ lệ nghiện ĐTTM cao hơn so với những sinh viên vận động thể lực với mức độ nhiều (PR = 1,29, KTC 95%: 1,07 – 1,55).
Kết luận: Năm học, áp lực từ gia đình, vận động thể lực đều là các yếu tố liên quan đến nghiện ĐTTM. Để giảm tình trạng nghiện này thì gia đình hạn chế tạo gánh nặng sinh viên, quan tâm nhóm sinh viên sống xa nhà, sinh viên nên dành thời gian cho việc vận động thể lực để tránh sử dụng quá mức ĐTTM.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Bản quyền (c) 2024 Châu Lệ Quyên (Tác giả)

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .