Bài 22: Phân tích đề thi trắc nghiệm khách quan học phần/Module của sinh viên ngành Ykhoa năm thứ 3 tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình
DOI:
https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.2.22Từ khóa:
đề thi trắc nghiệm khách, sinh viênTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá phổ điểm đề thi, độ khó, độ phân biệt của câu hỏi thi dạng trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp: Sử dụng phân tích phổ điểm đối với mỗi học phần/modules. Xác định độ khó của câu trắc nghiệm là tỷ lệ sinh viên trả lời đúng so với tổng số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi đó; Độ phân biệt của câu hỏi thi là khả năng mà câu trắc nghiệm phân loại được sinh viên thành những nhóm trình độ khác nhau (nhóm khá, giỏi và nhóm TB- Yếu, kém).
Kết quả: Phổ điểm đề thi: mức điểm từ trung bình trở lên chiếm 66,93%, trong đó, trong đó, điểm khá chiếm 29,0%, giỏi chiếm 1,47%. Phổ điểm tương đối đều giữa các lớp. Có 35,03% câu hỏi thi có độ khó ở mức trung bình, 41,66% câu hỏi thi ở mức độ dễ, câu hỏi ở mức độ khó và tương đối khó chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,18 và 8,11%. Có 25,24% câu hỏi thi có độ phân biệt ở mức thấp, Các mức độ phân biệt tốt, trung bình tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là: 15,47% và 15,13%; Câu hỏi có độ phân biệt ở mức rất tốt chiếm tỉ lệ chung là 43,16%.
Kết luận: Xác định phổ điểm của đề thi và đánh giá độ khó, độ phân biệt của câu hỏi đối với đề thi trắc nghiệm khách quan là rất cần thiết để xây dựng đề thi chất lượng tốt, đồng thời giúp chỉnh sửa ngân hàng câu hỏi, loại bỏ những câu hỏi trắc nghiệm chưa phù hợp
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Bản quyền (c) 2024 Trần Mạnh Hà (Tác giả)

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .