Bài 19. Tác dụng phương pháp xoa bóp dưỡng sinh đầu mặt cổ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị bệnh nhân mất ngủ hậu Covid-19

Các tác giả

  • Mai Thị Đào Tác giả

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp xoa bóp dưỡng sinh vùng đầu mặt cổ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19.  
Phương pháp: can thiệp lâm sàng so sánh trước và sau với cỡ mẫu 30 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Sau thời gian tự tập xoa bóp bấm huyệt theo hướng dẫn 15 ngày.
Kết quả: Tổng thời gian ngủ trong 24h tăng 0,46 ±0,69 giờ; Mức độ khó vào giấc giảm 1,0±0,8 điểm; Mức độ duy trì giấc ngủ giảm 1,0±0,7 điểm; Thời gian thức giấc sớm giảm 1,0±0,8 điểm; Mức độ hài lòng về giấc ngủ giảm 0,9±0,6 điểm; Mức độ khó gây chú ý cho người khác về vấn đề giấc ngủ làm giảm chất lượng cuộc sống giảm 0,5 ± 0,6 điểm; Mức độ lo lắng về vấn đề giấc ngủ giảm 0,5 ± 0,6 điểm; Mức độ tác động hiện tại của giấc ngủ vào hoạt động hàng ngày giảm 0,5 ± 0,6 điểm. Sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05; Tổng điểm ISI đều được cải thiện tốt hơn so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn

Tải xuống

Đã Xuất bản

26-03-2024

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn

Bài 19. Tác dụng phương pháp xoa bóp dưỡng sinh đầu mặt cổ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị bệnh nhân mất ngủ hậu Covid-19. (2024). TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, 1(10), 117-122. https://thaibinhjmp.vn/index.php/ojstbump/article/view/49

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >>