Bài 21: Một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi tại 3 xã, huyện KiếnXương, tỉnh Thái Bình năm 2024
DOI:
https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.4.21Từ khóa:
rối loạn giấc ngủ, người cao tuổi, huyện Kiến XươngTóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan tới rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2024.
Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả dịch tễ học cắt ngang có phân tích được tiến hành với 428 người cao tuổi từ tháng 1/2024 đến tháng 7/2024. Thang đo đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittusburgh phiên bản tiếng Việt (PSQI) được sử dụng gồm có 9 mục và tính điểm bằng tổng của 7 thành tố (PSQI ≤ 5: Không có rối loạn giấc ngủ, PSQI >5: Có rối loạn giấc ngủ).
Kết quả: Tỷ lệ nữ và nam là 57,5% và 42,5%. Tỷ lệ NCT có trình độ THCS là cao nhất với 38,8%, tỷ lệ học từ THPT trở lên thấp nhất với 13,3%. Có mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và giới tính của NCT, nam giới có nguy cơ bị RLGN cao hơn so với nữ giới (OR= 1,65; 95%CI: 1,07-2,54); có mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và nhóm tuổi của NCT, nhóm tuổi từ 80 trở lên có nguy cơ bị RLGN cao hơn so với nhóm từ 60-69 (OR= 2,25; 95%CI: 1,19-4,25); có mối liên quan giữa nguồn thu nhập và rối loạn giấc ngủ, NCT không có nguồn thu nhập có nguy cơ bị RLGN cao hơn so với người nông dân (OR=2,73, 95%CI: 1,28-5,85), có mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh và rối loạn giấc ngủ (OR=2,74, 95%CI: 1,76-4,26)
Kết luận: Một số yếu tố liên quan tới rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là: giới tính, tuổi, thu nhập, tình trạng bệnh và tiếp xúc với tiếng ồn. Các chương trình can thiệp cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi cần tập trung vào các nhóm người cao tuổi có nguy cơ cao.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Bản quyền (c) 2024 Bùi Thị Huyền Diệu (Tác giả)

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .