Bài 17: Nhận xét kết quả xử trí chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2023
DOI:
https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.2.17Từ khóa:
Chửa ngoài tử cung, phẫu thuật, điều trị.Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả xử trí chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu các trường hợp được chẩn đoán chửa ngoài tử cung và được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình từ 01/01/2023 đến 30/06/2023
Kết quả: Có tổng số 158 trường hợp chửa ngoài tử cung được tuyển chọn vào trong nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 33,8 ± 6,3 tuổi. Trong 125 trường hợp CNTC ở VTC, đoạn bóng VTC chiếm tỉ lệ cao nhất 92,8%, đoạn góc sừng, đoạn eo chiếm 3,2%, đoạn kẽ chiếm tỉ lệ thấp nhất đạt 0,9%. Bệnh nhân có biểu hiện choáng có 10 trường hợp chiếm 6,3%, không có bệnh nhân bị thiếu máu vừa và nặng. Điều trị nội khoa bằng MTX chiếm 15,2%; trong đó phẫu thuật nội soi chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,5%; mổ mở chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,6%, các trường hợp chửa ngoài tử cung thoái triển chỉ theo dõi mà không cần điều trị chiếm tỷ lệ 2,5%. Có 5 trường hợp điều trị bằng hút thai dưới hướng dẫn siêu âm chiếm 3,2%. Có bốn trường hợp phải truyền máu, trong khi đó 79,2% trường hợp phải phẫu thuật có khối thai chưa vỡ và 20,8% có khối thai đã vỡ.
Kết luận: Tỉ lệ điều trị CNTC tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình bằng phương pháp phẫu thuật chiếm đa số, trong đó 78,5% các ca được phẫu thuật nội soi. Có 20,8% các trường hợp có khối thai đã vỡ, vì thế cần tăng cường các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao tỉ lệ người có CNTC đi khám sớm hơn.