Bài 16. Thực trạng tiêm chủng cho trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thành phốNam Định năm 2023
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tiêm chủng của trẻ em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại địa bàn thành phố Nam Định năm 2023.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Số liệu được thu thập thông qua phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân, lịch sử tiêm chủng trên cổng tiêm chủng quốc gia của 240 trẻ từ 12-24 tháng tuổi để xác định thực trạng tiêm chủng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng tiêm chủng của trẻ thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn 240 bà mẹ của trẻ được nghiên cứu.
Kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở thời điểm trẻ dưới 1 tuổi là 90,4%, trong đó 50,2% trẻ được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Ngoài các vắc- xin để phòng các bệnh trong chương trình TCMR thì tỷ lệ trẻ được uống vắc-xin phòng Rota virus chiếm tỷ lệ cao nhất (88,4%), Phế cầu (75,5%) và Cúm (57,1%). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch: trình độ học vấn OR=3,41(1,93 – 6,02), nghề nghiệp của mẹ OR=1,84 (1,07 – 3,16), địa bàn nghiên cứu OR=1,84 (1,07 - 3,16), kinh tế hộ gia đình OR=2,37 (1,36 - 4,11), giữ phiếu tiêm chủng cá nhân của trẻ OR=2,72 (1,08- 6,86), loại hình tiêm chủng OR=2,21 (1,19-4,08).
Kết luận: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các bệnh trong chương trình TCMR ở thời điểm trẻ dưới 1 tuổi là 90,4%, trẻ được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch chiếm 50,2%. Ngoài các vắc- xin để phòng các bệnh trong chương trình TCMR thì tỷ lệ trẻ được uống vắc-xin phòng Rota virus chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là Phế cầu và Cúm. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch: trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ, địa bàn nghiên cứu, kinh tế hộ gia đình, giữ phiếu tiêm chủng cá nhân của trẻ, loại hình tiêm chủng.