Bài 1:  So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn–nôn của Ondansetron sau gây mê cho phẫuthuật vùng mặt, cổ

Các tác giả

  • Huỳnh Thị Ngọc Hiền Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.2.01

Từ khóa:

ondansetron; buồn nôn, nôn; gây mê toàn thân; phẫu thuật vùng mặt, cổ

Tóm tắt

 Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn–nôn và khảo sát các tác dụng không mong muốn của Ondansetron xảy ra trên người bệnh khi dự phòng buồn nôn–nôn sau gây mê toàn thân để phẫu thuật vùng mặt, cổ.

 

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, có đối chứng. Nghiên cứu trên 60 người bệnh có chỉ định gây mê nội khí quản để phẫu thuật vùng mặt cổ, phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm: Nhóm CO được tiêm dự phòng Ondansetron 4 mg ngay sau khi kết thúc phẫu thuật; nhóm KO không tiêm dự phòng Ondansetron.

Kết quả: Tỷ lệ người bệnh buồn nôn–nôn sau gây mê phẫu thuật 24 giờ ở nhóm CO (10%) thấp hơn so với nhóm KO (50%). Tỷ lệ người bệnh cần sử dụng thuốc chống nôn Primerane ở nhóm CO là 10%, ở nhóm KO là 40%. Nhóm CO không ghi nhận tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nào xảy ra.

Kết luận: Phương pháp tiêm tĩnh mạch 4 mg Ondansetron ngay sau kết thúc phẫu thuật giúp giảm tình trạng buồn nôn–nôn trên người bệnh sau gây mê toàn thân để phẫu thuật vùng mặt, cổ, ít xảy ra các tác dụng không mong muốn. 

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn

Tải xuống

Đã Xuất bản

02-07-2024

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn

Bài 1:  So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn–nôn của Ondansetron sau gây mê cho phẫuthuật vùng mặt, cổ. (2024). TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, 11(2), 4-10. https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.2.01

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 > >> 

Các bài báo tương tự

1-10 của 295

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.