Bài 21: Hiệu quả của dạy/học thực hành Y khoa dựa vào lượng giá đồng niên
DOI:
https://doi.org/10.62685/tbjmp.2024.3.21Từ khóa:
Lượng giá đồng niênTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của dạy/học thực hành Y khoa dựa vào lượng giá đồng niên.
Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc được thực hiện trên 113 sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 trường Đại học Y Dược Thái Bình. Bảng kiểm được sử dụng trong dạy/học và lượng giá kết thúc học phần thực hành điều dưỡng cơ bản. Sử dụng lượng giá đồng niên để đánh giá sự thành thạo về kỹ năng thực hành của sinh viên trong mỗi buổi học và thi kết thúc học phần. Đồng thời đánh giá sự hài lòng của sinh viên về quá trình dạy/học và kết quả điểm thi kết thúc học phần.
Kết quả: Có sự thành thạo hơn về kỹ thuật qua mỗi buổi học thể hiện bằng sự tăng điểm qua mỗi buổi học, tại học phần 1: điểm trung bình buổi 1 là 7,27±1,32 đến buổi 7 tăng lên 8,16 ± 1,09; học phần 2: điểm trung bình tại buổi 1 là 7,37 ± 1,32 đến buổi 7 tăng lên 8,22 ± 1,08. Phổ điểm của sinh viên do sinh viên và giảng viên lượng giá trong thi kết thúc học phần khá tương đồng nhau với p>0,05. Sinh viên hài lòng về về môi trường học tập, vật liệu học tập, phương pháp dạy học, tổ chức kỳ thi và điểm thi lần lượt ở học phần 1&2 là 88,5% - 91,2 %. Do đó phản hồi ngang hàng có thể là sự bổ sung có giá trị và hiệu quả cho kho phương pháp đánh giá trong đào tạo giáo dục y tế.
Kết luận: Lượng giá đồng niên là phương pháp dễ thực hiện, nâng cao chất lượng dạy/học thực hành y khoa.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Bản quyền (c) 2024 Trần Thái Phúc (Tác giả)

Tác phẩm này được cấp phép theo Ghi nhận tác giả của Creative Commons Giấy phép quốc tế 4.0 .